BÀI ĐĂNG MỚI

MMO ĐẾN TỰ DO TÀI CHÍNH - PHẦN 4

  CON ĐƯỜNG MAKE MONEY ONLINE (MMO) ĐẾN TỰ DO TÀI CHÍNH 

PHẦN 4: XÂY DỰNG THÁP TÀI SẢN _ Tập 1

Nguồn: Internet

Danh mục: Ebook Văn Học

-------------------------------------------------------------------------------------------------------------

    Để thực hiện xây dựng tháp tài sản cho bản thân hoặc gia đình của bạn thì bạn cần thực hiện tăng nguồn thu nhập của mình để có dòng tiền phân bổ vào các tầng tài sản phù hợp. (Để tăng thu nhập bạn có thể xem phần 2)

    Cấu Trúc Tháp tái sản bao gồm các tầng sau:

- Tầng 1: Tài sản phòng vệ

- Tầng 2: Tài sản tích sản

- Tầng 3: Tài sản đâu cơ

    Đây là cấu trúc tháp tài sản đơn giản nhất và phù hợp với tất cả mọi người mới tiếp cận tài chính cá nhân. Trong quá trình xây dựng tháp tài sản các bạn cần lưu ý xây tầng 1 rồi đến tầng 2 và 3, Tránh trường hợp xây dựng tháp tài sản lộn ngược thì có rất nhiều rủi ro mà bạn không lường trước được.

    Sau đây, Tôi cùng với các bạn thực hiện xây dựng tầng 1 của tháp tài sản!

    Việc đầu tiên các bạn cần xây dựng trong tầng 1 đó chính là "Quỹ dự phòng". Mục đích phải xây dựng Quỹ này là nhằm xây dựng chân móng vững chắc của tháp tài sản hay còn gọi tháp tài sản không bị rung lắc, hay đỗ vơ khi rủi ro xảy ra như:

- Bạn bị đuổi việc

- Bạn bị Chấn thương trong quá trình làm việc hoặc tham gia giao thông

- Gia đình bạn có việc đột suất cần tiền gấp,...

    Như vậy, bạn cần có một quỹ dự phòng để xử lý các vấn đề rủi ro xảy ra bất nhờ. Từ đó, các bạn có thể biết được đặc tính đối với "Quỹ Dự Phòng" này là:

- Tính thanh khoản cao (Bạn cần tiền thì từ 5 đến 30 phút) có thể nhận được tiền mặt

- Có thể có lãi suất hoặc không lãi suất

- Rủi ro mất tài sản cực kỳ thấp

- ...

Và số tiền đủ để xây dựng xong quỹ dự phòng bằng "Tiền chi tiêu hàng tháng của bạn" x 6. Nếu trường hợp số tiền này mà các bạn không có biện pháp gia tăng giá trì thì sẽ rủi ro bị lạm phát ăn mòn mất giá trị theo thời gian (nếu rủi ro không xảy ra). Như vậy, Bạn cần đầu tư/ gửi tiết kiệm "Quỹ Dự Phòng" nhưng phải đảm bảo tính thanh khoản và đa số các bạn thường hay chọn giải pháp như sau:

- Giải pháp 1: Mua vàng

Hầu hết mọi người thường hay sử dụng giải pháp này vì tính thanh khoản và đồng tiền không bị mất giá bởi lạm phát. 

- Giải pháp 2: Gửi tiết kiệm thông qua công nghệ Fintech

Hầu hết các bạn gen Z hay các bạn rành về công nghệ hay sử dụng giải pháp này vì một số ưu điểm sau:

- Tính thanh khoản cao

- Công nghệ đi đầu nên lãi suất thường cao hơn lãi ngân hàng tương ứng.

Nhược điểm:

- Dễ sử dụng các App lừa đảo dẫn đến mất tiền

-...

Do đó, các bạn trẻ khi sử dụng giải pháp 2 cần lưu ý:

- Nên đánh giá độ tin cậy các App trước khi đỗ tiền vào (Nên dựa vào một số chỉ tiêu như sau: Đã có người nổi tiếng sử dụng hay chưa, Số sao trên các kho ứng dụng, review của các youtober, Blooger,...)

- Nên phân bổ quỹ dự phòng vào các App (Ít nhất 3 App) để hạn chế mất tiền 1 lúc mất tất cả (Phương pháp chia sẻ rủi ro)

Đối với tôi, Quỹ dự phòng của tôi được sử dụng giải pháp 2 vì tôi còn khá trẻ nên các rủi ro có khả năng xãy ra thấp nên tôi cố gắng tăng lượng giá trị của quỹ:

- Phương pháp chia sẻ rủi ro đối với quỹ dự phòng của tôi, Quỹ dự phòng được chia đều làm 3 phần và đưa vào danh mục gửi tiết kiệm của 3 App Fintech sau:

1. App Ví MoMo - Túi thần tài

Mức độ tịn cậy: Số 1

+ Thời gian tồn tại của ví: Trên 05 năm

+ Công ty quản lý quỹ (1 trong 4 công ty quản lý quỹ lớn trên thế giới quản lý)

+ Liên kết với ngân hàng Vietcombank

Số tiền phân bổ: 60% quỹ dự phòng

Sản phẩm: Túi Thần Tài

Lãi suất: 05% / Năm 

Ưu điểm: Trả lãi theo ngày

Tính thanh khoản: Rất cao (05 phút)

Link tài App: TẠI ĐÂY

2. APP FINHAY - Tích lũy kỳ hạn 03 tháng

Mức độ tịn cậy: Số 2

+ Thời gian tồn tại của ví: Trên 03 năm

+ Công ty quản lý quỹ (1 trong 4 công ty quản lý quỹ lớn trên thế giới quản lý)

+ Liên kết với ngân hàng BIDV

Số tiền phân bổ: 20% quỹ dự phòng

Sản phẩm: Tích lũy kỳ hạn 03 tháng

Lãi suất: 06% /Năm 

Ưu điểm: Trả lãi theo 03 tháng 

Tính thanh khoản: Tương đối cao, rút tiền trong vòng 25 phút đến 60 phút, lãi suất rút gấp 4%/ Năm

Link tài App: TẠI ĐÂY

3. APP TIKOP

Mức độ tịn cậy: Số 3

+ Thời gian tồn tại của ví: Trên 02 năm

+ Công ty quản lý quỹ (1 trong 4 công ty quản lý quỹ lớn trên thế giới quản lý)

Số tiền phân bổ: 20% quỹ dự phòng

Sản phẩm: Tích lũy kỳ hạn 09 tháng

Lãi suất: 8.5% /Năm 

Ưu điểm: Trả lãi theo 09 tháng 

Tính thanh khoản: Tương đối cao, rút tiền trong vòng 25 phút đến 60 phút, lãi suất rút gấp 5%/ Năm

Link tài App: TẠI ĐÂY

Sau khi các bạn thực hiện xây dựng xong "Quỹ dự phòng', chúng ta cùng tiếp tục với tiếp theo :). 

Cùng đón xem tập sau nha:

Tập 2/ Phần 4 "Xây dựng tháp tài sản": Quỹ Hưu Trí và Mục tiêu dài hạn

Lưu ý: Việc phân bổ "Quỹ Dự Phòng" Tôi nêu trên đây chỉ mang tính chất tham khảo, Các bạn hoàn toàn có thể sử dụng Giái pháp 1 hoặc 2 là tùy thuộc vào lựa chọn của bạn.

Các kiến thức trên chỉ mang tính chất chia sẻ và không ảnh hướng đến quyết định của bạn.

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Các bải viết liên quan khác

1. MMO đến tư do tài chính - Phần 1: Bước tổng quát xây dựng tự do tài chính

2. MMO đến tư do tài chính - Phần 2: Tăng thu nhập thụ động

3. MMO đến tư do tài chính - Phần 3: Quán lý tài chính cá nhân

---------------------------------------------------------------------------------------------------------




Saturday, July 23, 2022

MMO ĐẾN TỰ DO TÀI CHÍNH - PHẦN 3

 CON ĐƯỜNG MAKE MONEY ONLINE (MMO) ĐẾN TỰ DO TÀI CHÍNH 

PHẦN 3: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÁ NHÂN

Nguồn: Internet

Danh mục: Ebook Văn Học

-------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tại phần trước chúng ta đã từng tiếp cận với các giai đoạn hướng đến tự do tài chính mà tôi tóm tắt lại sau đây:

- Giai đoạn 1: Xóa nợ và quản lý tài chính cá nhân

- Giai đoạn 2: Xây dựng và quản lý tháp tài sản

- Giai đoạn 3: Hướng đến "Tư do tài chính"

Chi tiết các giai đoạn này các bạn có thể xem bài việt tại phần 1: Tại đây

phần 2 tôi đã chia sẽ các bạn góc nhìn làm sao tăng thu nhập chính và thu nhập thụ động giúp các bạn tăng số tiền kiếm được hàng tháng của các bạn. Tuy nhiên đặc trường hợp các bạn thu nhập nhiều và cũng chi tiêu với 1 khoản tương ứng với khoản thu thì con đường tự do tài chính sẽ không bao giờ đến với bạn. Vì sao?


Câu nói :"Không quan trọng, bạn kiếm được bao nhiều tiền.

                Mà quan trọng, bạn còn lại bao nhiêu tiền"

Một câu nói mà tôi rất thích và dường như câu nói này đã trợ thành "Kim Chỉ Nam" cho phương pháp quản lý tài chính cá nhân của tôi, cũng là nội dung tôi chia sẻ với mọi người nhằm mục đích lan tỏa phòng trao FIRE ngày càng hiệu quả hơn.

Dựa vào Kim Chỉ Nam mà tôi đưa ra các bước quản lý tài chính cá nhân mà tôi tóm tắt như sau:

- Bước 1: Thông kê các khoản chi trong ngày.

Tôi biết, khá nhiều bạn từng biết đến, áp dụng thử hoặc đã từng áp dụng và thất bại --> Cảm thấy bước 1 này nhảm nhí, kiểu như nó không có ý nghĩa gì đối với "Quản lý tài chính cá nhân" mà các bạn đã vội vàng chuyển bước tiếp theo mà tôi gọi là đốt cháy giai đoạn.

Bản chất tôi cũng đã từng như bạn và bỏ cuộc đối với việc ghi nhận các khoản chi tiêu trong 1 ngày mà có thể liệt kê một số lý do tôi nhận định như sau:

- Bạn quên ghi nhận lại các khoản chi tiêu từ 1 đến 2 ngày, thậm trí từ 1 đến 2 tuần

- Cảm thấy bất tiện và không ý nghĩa

- Bạn bè xung quanh cho bạn là chi ly, tính toán

- ...

Đây chỉ là một số lý do mà bản thân tôi cảm nhận được sau 1 thời gian tôi bỏ đi việc ghi nhận chi tiêu cá nhân. Kể từ khi tôi tiếp cận được phong trao FIRE ở Mỹ thì tôi mới nhận thấy tầm quan trọng của việc ghi nhận chi tiêu hằng ngày:

- Có một con số chính xác đối với chi tiêu trung bình hàng tháng/ Hằng năm

- Có thể xác định được số tiền cần thiết để đạt  "Tư do Tài Chính"

- Giúp bạn kiềm chế chi tiêu hoặc cân nhắc hơn khi mua một món đồ mà bạn chưa tính đến sự thật sự cần thiết của nó.

- ...

Với những lợi ích nêu trên tôi đã quyết định tiếp tục lại công việc ghi nhận chi tiêu hằng ngày nhưng nó không đơn giản chi là bạn ghi nhận lại các thông tin mà bạn thực hiện là đủ mà bạn phải cân đối thêm các yếu tố sau:

- Bước 2: Xây dựng định mức chi tiêu hằng ngày

Nguyên tắc 06 cái lọ hay nguyên tắc không bỏ trứng vào 1 giỏ thì ai ai cũng biết, tuy nhiên việc triển khai áp dụng nó vào quản lý cá nhân là một điều quan trọng mà không phải ai cũng có thể biết!

Hai nguyên tắc này được tôi tích hợp vào bước 2 "Xây dựng định mức chi tiêu hằng ngày" nó cụ thể như sau:

Các bạn tiến hành phân loại và chia số tiền vào các giỏ khác nhau, tuy thuộc vào tình hình thực tế mà các bạn chia tỷ lệ phần trăm phù hợp. Dưới đây tôi chia sẻ mọi người bảng cân đối chi tiêu của bản thân tôi:

1. Các khoản chi tiêu cần thiết: 50%

2. Các khoản chi tiêu học tập: 10%

3. Các khoản chi tiêu tình phí: 10%

4. Chi phí tận hưởng cuộc sống: 10%

5. Chi phí đầu tư: 20%

Phần trăm chi phí của các khoản tôi nêu trên đây chỉ mục đích tham khảo, các bạn có thể chia phù hợp với tình hình thực tế của bạn. Có thế nhiều bạn bị mất nợ thì cần ưu tiên trả nợ trước thì các khoản chi khác như tình phí, tận hưởng cuộc sống có thể giảm xuống chỉ còn 5% thôi.

Như vậy định mức chi tiêu hằng ngày của bạn được tính theo công thức như sau:

    Định mức chi tiêu hằng ngày =  (Tổng thu nhập hàng tháng * 50%)/30 

Với trường hợp tháng có 30 ngày, còn trường hợp tháng có 28 hoặc 31 ngày thì các bạn thay thế bằng số 28 hoặc 31 tương ứng.

Từ định mức chi tiêu này các bạn tiến hành chi tiêu hằng ngày đảm bảo nhỏ hơn hoặc bằng định mức đồng thời ghi nhận các số liệu này lại nha các bạn.

Có rất nhiều cách ghi nhận số liệu như sử dụng các app ghi nhận chi tiêu hằng ngày nhưng đối với tôi để hạn chế thời quá nhiều cho việc chi ly nay thi tôi sẽ giành 10 phút trước khi đi ngủ tôi sẽ ghi nhận vào file quản lý cá nhân của tôi trên Excel.

Bước 3: Thông kê và tính mục tiêu tự do tài chính

Hàng tháng, Bạn kiểm tra số lượng chi tiêu thực tế với định mức hàng tháng:

+ Trường hợp: Chi tiêu thực tế lớn hơn định mức, Bạn phải thay đổi lại cách chi tiêu hằng ngày bằng cách xem lại chúng ta đã mua những vật dụng/ đồ đạc gì và xem chúng có thật sự cần thiết hay không để rút kinh nghiệm cho các tháng tiếp theo

+ Trường hợp: Chi tiêu thực tế nhỏ hơn định mức, Bạn tiếp tục triển khai cho các tháng tiếp theo, số tiền dự cho mỗi tháng bạn có thể thực hiện đầu tư (Phần 4 tôi sẽ nói chi tiết phần này)

Sau khi có số liệu thực hiện thu chi trong 1 năm bạn tiến hành tính tổng chi tiêu trong 1 năm. Để tính được số tiền tích lũy để bạn đạt tự do tài chính, bạn có thể áp dụng nguyên tắc 4% như sau:

   Số tiền đạt tự do tài chính = Số chi tiêu trong 1 năm x 25

Tuy nhiên nguyên tắc này chỉ tương đối và còn nhiều tranh cải để chắc chắn hơn với việc xác định tự điểm dừng của tự do tài chính thì bạn thay con số chi tiêu trong 1 năm bằng con số trung bình cho các năm để triệt tiêu các yếu tố:

+ Mất giá đồng tiền do lạm phát

+ Các rủi ri bênh tật

Với 03 bước nêu trên tôi đã vẽ và mở màng 1 bức tranh tài chính cho các bạn tuy nhiên bức tranh này chỉ mới ở bước sơ khai nhất và còn thiếu những nét vẽ để tạo nên cái hồn cho bức tranh. 

Vì quản lý tài chính cá nhân không chỉ dừng lại ở việc ghi nhận chi tiêu cá nhân mà bạn phải tính đến các khoản chi tiêu còn lại mà tôi đã nhắc đến ở bước 2, để tối ưu hóa các khoản chi tiêu này mời các bạn đọc tiếp phần 4 :"Xây dựng tháp tài sản".

Các nguyên tắc 06 lọ và không bỏ trứng vào 1 giỏ được áp dụng như thế nào đối với việc xây dựng tháp tài sản cũng như quản lý rủi ro tài chính cá nhân như thế nào? Mời các bạn đọc tiếp phần 4 "Xây dựng tháp tài sản" trong chuỗi bài viết "Từ MMO đến tự do tài chính"

------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Sunday, November 28, 2021

MMO ĐẾN TỰ DO TÀI CHÍNH - PHẦN 2

CON ĐƯỜNG MAKE MONEY ONLINE (MMO) ĐẾN TỰ DO TÀI CHÍNH - PHẦN 2

Danh mục: Ebook HVB
Nguồn: Internet

------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

     phần trước ta đã xem cách xác định thời điểm chúng ta bắt đầu tự do tài chính (Xe chi tiết phần 1) tại đây. Nhưng câu chuyên chưa thể hiện khoản thời gian chính xác mà chuẩn  ta để có một chặng đường tự do tái chính là không phải dễ.



    Khoản thời gian mà chúng ta xác định tự do tài chính (không phù thuộc vào tiền lương hàng tháng) đó chính là điểm giao nhau giữa mức thu nhập thu động và tiền chi tiêu hàng tháng của chúng ta.


    Như vậy điểm then chốt vẫn là xây dựng nguồn thu nhập thu động cho bản thân/ gia đình sao cho tăng trưởng nhanh chống tìm được điểm giao nhau giữ 2 đường thằng này.


     bài viết này tôi giới thiệu cho bạn 04 nguồn thu xây dựng và phát triển nguồn thu thụ đông như sau:


Giai đoạn 1: Tăng thu nhập,  định hướng vào nguồn thu động


    1.Tiền lương và tiền công

    Thu nhập này đến từ công việc toàn thời gian hoặc bán thời gian nhưng có mức lương đều đặn. Để tối đa hóa nguồn thu nhập này, bạn hãy cố gắng trau dồi kỹ năng chuyên môn và kinh nghiệm nghề nghiệp để được thăng chức, tăng lương.


    2. Công việc phụ

    Có vô số cơ hội công việc phụ bạn có thể làm, tùy thuộc vào thời gian và kỹ năng mà mình có. Bạn hoàn toàn có thể làm một hoặc nhiều công việc phụ cùng lúc tùy vào hoàn cảnh bản thân, ví dụ như dịch thuật ngoài giờ, gia sư, viết bài quảng cáo…


    --> Tại giai đoạn này là giai đoạn bạn cố gắng nổ lực và sử dụng tối đa khoản thời gian của mình để tăng nguồn thu phục vụ cho giai đoạn 2

Giai đoạn 2: Định hình nguồn thu thụ động


    1. Đầu tư và tiết kiệm

    Tiết kiệm và đầu tư số tiền kiếm được là một hành động đúng đắn để xây dựng sự giàu có. Các nguồn thu nhập đến từ việc tiết kiệm và đầu tư như lãi suất từ tài khoản tiết kiệm và trái phiếu, cổ tức khi mua cổ phiếu…


    Ngoài ra lãi suất khi bạn đầu tư bất động sản, chứng khoán, vàng… cũng là khoản thu nhập lớn nếu chính bạn đủ tỉnh táo và hiểu biết để đưa ra được những quyết định thông minh.


    2. Đầu tư MMO

    Một số phương pháp kiểm tiền thụ động với MMO có thể liệt kê như sau:

    + Khảo sát lấy tiền

    + Kiếm tiền từ quản cáo (Viết Blog, Làm Youtoe, Tiktok,...)

    + Bán tài liệu, sách bản quyền (Viết lách, sưu tập tài liệu,...)

    + Bán hình ảnh có bản quyền

    + Bán hàng qua tiếp thị liên kết

    

    Tại giai đoạn 2, Ban cần lưu tâm nhiều đến vấn đề đầu tư và tiết kiềm vì 2 khoảng này chiếm đến 80% thu nhập thu động thông qua kiểm tiền từ tiền lãi ngân hàng, tiền trả cổ tức và tiền mua bán chênh lệch giá giữa cổ phiếu, trái phiếu


    Thông qua 2 giai đoạn bạn có thể định hướng, xây dựng con đường thu nhập thu động cho bản thân. Nhưng nhiều bạn thường mất phải vấn đề quản lý tài chính cá nhân trong giai đoạn Tăng thu nhập,  định hướng vào nguồn thu động đó chính là vấn đề bạn không kiểm soát được tiền thu chi của bản thân, nên tại giai đoạn này bạn phải thực hiện quản lý tài chính cá nhân cũng chính là giai đoạn 1 "Xóa Nợ và Quản Lý Tài Chính Cá Nhân" trong combo 3 bước hướng đến tự do tài chính mà tôi muốn gửi đến bạn.


    Bài sau tôi sẽ giới thiệu đến bạn phương pháp mà tôi áp dụng để quản lý tài chính cá nhân và tôi cũng lưu ý với các bạn sẽ có rất nhiều người sẽ bỏ cuộc khi bắt đầu vào giai đoạn này vì làm thay đổi khá nhiều đến cách sinh hoạt thường ngày của bạn. Nhiều người thường nói với tôi giai đoạn này là giai đoạn sống cơ cực, khổ nạn nhưng bản chất có phải vậy hay không thì bạn hãy đọc bài viết tiếp theo trong chuỗi bài tiếp "Từ MMO đến Tự Do Tài Chính".

-----------------------------------------------------------------------------------------------------------

Friday, August 27, 2021

MMO ĐẾN TỰ DO TÀI CHÍNH

 CON ĐƯỜNG MAKE MONEY ONLINE (MMO) ĐẾN TỰ DO TÀI CHÍNH

Danh mục: Ebook Văn Học

Nguồn: Intrenet

-----------------------------------------------------------------------------------------------------

     Tiếp tục với chuỗi bài viết "Con Đường Từ MMO đến Tự Do Tài Chính" mà tôi muốn chia sẻ với các bạn về một số kinh nghiệm mà tôi đã trải qua để đạt được tự do tài chính.

      Nhiều bạn ở Việt Nam vẫn còn rất mông lung như thế nào là "Tư Do Tài Chính" và còn có nhiều người nói với tôi là Tư Do Tài Chính Cần rất nhiều tiền có thể lên đến 10 đến 20 tỷ và với mức này thì họ không thể làm được với mức lương hàng tháng là 5 đến 10 Triệu. Nhưng câu Trả lời của tôi là "Không gì là không thể".


     Như vây thông qua chuỗi bài viết này tôi sẽ giúp cho các bạn hiểu rõ còn đường dẫn đến tự do tài chính như thế nào?. Chúng ta cùng đi vào nội dung:



    Để đạt được tự do tài chính thì bạn phải thực hiện các bước sau mà tôi tạm thời chia ra làm 3 giai đoạn:


    Giai đoạn 1: Xóa nợ và Quán lý tài chính cá nhân


    Giai đoạn 2: Xây dựng và phát triển tháp tài sản 


    Giai đoạn 3: Hướng đến "Tư do tài chính"


   Đầu tiên, để giúp các bạn xây dựng được tự do tài chính thì tôi nghĩ các bạn cần hiểu như thể nào là tự do tài chính. Với ý nghĩ của tôi không quá nặng về mặt lý thuyết mà các bạn có thể hiểu Tự Do Tài Chính có nghĩa là các bạn không phù thuộc vào đồng tiền nữa hay nói cách khác, bạn không còn làm việc vì tiền.


    Khi tôi viết đến đây, trong đầu tôi vừa tự đặt cho mình 1 câu hỏi "Khi nào có thể tự khẳng định được mình là tự do tài chính"


    Câu trả lời chính xác nhất là khi bạn không còn phù thuộc vào đồng tiền nữa. Hãy nói đúng hơn là hằng ngày bạn không còn phải lo tính tiền gạo, tiền nước,... và cuối tháng tiền điện, tiền nước, tiền thuê nhà. Đến khi nào bạn thoát được vòng luẩn quẩn như vậy thì có thể nói bạn đã đi được 1/3 chặng đường hướng đến tự do tài chính.


     Để xây dựng được chặng đường này chính xác và tốn khoản bao lâu thời gian thì bạn phải xác định được cái điểm đích cần hướng đến. Và có rất nhiều phương pháp để xác định được mục tiêu này, tôi xin giới thiệu cho các bạn một phương pháp tôi đã triển khai áp dụng mà tôi gọi nó là "Tiền đẻ ra Tiền", cụ thể như sau:


Bước 1: Ghi nhận mức chi tiêu trung bình hàng tháng của bạn.

    - Số liệu này bạn nên lấy ít nhất là 1 năm

    - Số liệu phải chính xác với bản thân của bạn (nếu bạn xây dựng tự do tài chính cho bạn), số liệu cho gia đình nhỏ của bạn nếu bạn xây dựng tự do tài chính cho gia đình nhỏ của bạn.

    - Công cụ: Bạn có thể theo dõi chi tiêu hằng ngày thông qua các phần mềm như Google Sheet, Google Keep, hoặc các phần mềm ghi chú khác. Sau đó cuối tháng bạn tổng hợp lại số tiền chi tiêu này và gọi đó là A (VNĐ).


Bước 2: Xác định các nguồn thu thụ động mà bạn không cần bán thời gian để lấy tiền

    - Ở việt Nam, khái niệm Nguồn Thu Thụ Động chắc nhiều bạn còn không hiểu, Bạn có thể xem chi tiết tại đây. (Có thể hiểu là nguồn thu nhập của bạn vẫn tiếp tục khi bạn mất việc đột ngột, những vẫn đảm bảo mức sống tối thiểu của bạn)

    - Với kinh nghiệm của tôi thì các nguồn thu thụ động có thể là:

    1. Lãi suất ngân hàng (B1)

    2. Tiền trả cổ tức, trái phiếu, chứng chỉ quỹ,... (B2)

    3. Tiền trả quảng cáo từ Youtobe, Facebook, Tiktok, Blogger,... (B3)

    4. Tiền bán ảnh từ các trang web nhiếp ảnh (B4)

    5. Tiến bán tài liệu từ các trang web mua bán tài liệu (B5)

    6. Tiến chia hoa hồng khi chạy marketing cho tiếp thị liên kết (B6)

    7. Các nguồn thu khác: Tiền BHXH, BHTN, Khảo sát online, MMO,... (B7)

- Các bạn nên lưu ý: Các nguồn thu này phải được duy trì hàng tháng và bạn có thể triển khai, làm chủ được các nguồn thu này.

- Bạn có nhiều nguồn thu thụ đồng thì thời gian bạn đạt được tự do tài chính càng nhanh.


Bước 3: Xác định số tiền trung bình các nguồn thu thụ động

Ta tiến hành theo dõi số tiền thu được hàng tháng từ 7 nguồn thu thụ động này. Bộ số liệu phải được thu thập trong vòng 12 tháng kể từ thời gian bạn xác định ngừng công việc kiếm nguồn thu chính để đạt được tự do tài chính


Bước 4: Xác định mức chấp nhận tự do tái chính

Khi bạn cân bằng được số tiền chi tiêu A1  hàng tháng = tổng số tiền thu nhập thụ động (B1 + B2 + B3 + B4 + B5 + B6 + B7 + ...) hàng tháng thì bạn có thể kết luận điểm kết thúc của quá trình tự do tài chính.


Tôi lấy ví dụ như sau: 

    Tôi đang sinh sống tại TP. Hồ Chí Minh và mức sống hàng tháng của tôi tại thành phố này là 6 triệu 6 trăm nghìn đồng. Như vậy để xác định được thời gian cần thiết để tôi đạt tự do tài chính thì tôi phải thực hiện tăng nguồn thu thụ động từ B1 đến B6 đảm bảo khoảng thu thụ động là 6 triệu 6 trăm nghìn đồng. 

    Sau khi bạn thực hiện đầy đủ bộ số liệu tại các bước thi bạn có thể xác định thời gian cần thiết để triển khai dự án Tự Do Tài Chính và thông thường thời gian các bạn triển khai dự án này kéo dài 10 - 15 năm. Tôi tin chắc nhiều bạn đọc đến đây chắc sẽ bỏ cuộc vì thời gian quá dài, nhưng các bạn từ từ đã nhấn phím thoát bài mà quỹ thời gian này phù thuộc nhiều vào cách bạn xây dựng và  thực hiện đi như thế nào trên còn đường này. Để hiểu rõ hơn ban có thể đọc các bài viết tiếp theo tiếp theo trong chuỗi hành chính "Con Đường từ Make Money Online đến Tự Do Tài Chính" Tập 2:"Thời gian thực hiện và xây dựng giai đoạn 1"

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


Saturday, August 7, 2021

HÀM THỐNG KẾ TRONG EXCEL - phần 2

 HÀM THỐNG KẾ TRONG EXCEL

--Phần 2--

Danh mục: Ebook ĐH-CĐ

Nguồn: Internet

-----------------------------------------------------------------------------------

Tiếp tục các hàm thống kế được sử dụng trong Excel, Ebook HVB giới thiếu đến các bạn một số hàm trong thống kê xác định về tương tác và hồi tuyến tính.

III. Nhóm hàm về tương quan và hồi quy tuyến tính

CORREL (array1, array2) : Tính hệ số tương quan giữa hai mảng để xác định mối quan hệ của hai đặc tính

COVAR (array1, array2) : Tính tích số các độ lệch của mỗi cặp điểm dữ liệu, rồi tính trung bình các tích số đó

FORECAST (x, known_y's, known_x's) : Tính toán hay dự đoán một giá trị tương lai bằng cách sử dụng các giá trị hiện có, bằng phương pháp hồi quy tuyến tính

GROWTH (known_y's, known_x's, new_x's, const) : Tính toán sự tăng trưởng dự kiến theo hàm mũ, bằng cách sử dụng các dữ kiện hiện có.

INTERCEPT (known_y's, known_x's) : Tìm điểm giao nhau của một đường thẳng với trục y bằng cách sử dụng các trị x và y cho trước

LINEST (known_y's, known_x's, const, stats) : Tính thống kê cho một đường bằng cách dùng phương pháp bình phương tối thiểu (least squares) để tính đường thẳng thích hợp nhất với dữ liệu, rồi trả về mảng mô tả đường thẳng đó. Luôn dùng hàm này ở dạng công thức mảng.

LOGEST (known_y's, known_x's, const, stats) : Dùng trong phân tích hồi quy. Hàm sẽ tính đường cong hàm mũ phù hợp với dữ liệu được cung cấp, rồi trả về mảng gía trị mô tả đường cong đó. Luôn dùng hàm này ở dạng công thức mảng

PEARSON (array1, array2) : Tính hệ số tương quan momen tích pearson (r), một chỉ mục không thứ nguyên, trong khoảng từ -1 đến 1, phản ánh sự mở rộng quan hệ tuyến tính giữa hai tập số liệu

RSQ (known_y's, known_x's) : Tính bình phương hệ số tương quan momen tích Pearson (r), thông qua các điểm dữ liệu trong known_y's và known_x's

SLOPE (known_y's, known_x's) : Tính hệ số góc của đường hồi quy tuyến tính thông qua các điềm dữ liệu

STEYX (known_y's, known_x's) : Trả về sai số chuẩn của trị dự đoán y đối với mỗi trị x trong hồi quy.

TREND (known_y's, known_x's, new_x's, const) : Trả về các trị theo xu thế tuyến tính

IV. Các hàm tài chính - financian functions 

ACCRINT (issue, first_interest, settlement, rate, par, frequency, basis, calc_method) : Tính lãi tích lũy cho một chứng khoán trả lãi theo định kỳ

ACCRINTM (issue, settlement, rate, par, basis) : Tính lãi tích lũy đối với chứng khoán trả lãi theo kỳ hạn

AMORDEGRC (cost, date_purchased, first_period, salvage, period, rate, basis) : Tính khấu hao trong mỗi tài khóa kế toán tùy theo thời hạn sử dụng của tài sản (sử dụng trong các hệ thống kế toán theo kiểu Pháp)

AMORLINC (cost, date_purchased, first_period, salvage, period, rate, basis) : Tính khấu hao trong mỗi tài khóa kế toán (sử dụng trong các hệ thống kế toán theo kiểu Pháp)

COUPDAYBS (settlement, maturity, frequency, basis) : Tính số ngày kể từ đầu kỳ lãi tới ngày kết toán

COUPDAYS (settlement, maturity, frequency, basis) : Tính số ngày trong kỳ lãi bao gồm cả ngày kết toán

COUPDAYSCN (settlement, maturity, frequency, basis) : Tính số ngày từ ngày kết toán tới ngày tính lãi kế tiếp

COUPNCD (settlement, maturity, frequency, basis) : Trả về một con số thể hiện ngày tính lãi kế tiếp kể từ sau ngày kết toán

COUPNUM (settlement, maturity, frequency, basis) : Tính số lần lãi suất phải trả trong khoảng từ ngày kết toán đến ngày đáo hạn

COUPPCD (settlement, maturity, frequency, basis) : Trả về một con số thể hiện ngày thanh toán lãi lần trước, trước ngày kết toán

CUMIPMT (rate, nper, pv, start_period, end_period, type) : Tính lợi tức tích lũy phải trả đối với khoản vay trong khoảng thời gian giữa start_period và end_period

CUMPRINC (rate, nper, pv, start_period, end_period, type) : Trả về tiền vốn tích lũy phải trả đối với khoản vay trong khoảng thời gian giữa start_period và end_period

DB (cost, salvage, life, period, month) : Tính khấu hao cho một tài sản sử dụng phương pháp số dư giảm dần theo một mức cố định (fixed-declining balance method) trong một khoảng thời gian xác định.

DDB (cost, salvage, life, period, factor) : Tính khấu hao cho một tài sản sử dụng phương pháp số dư giảm dần kép (double-declining balance method), hay giảm dần theo một tỷ lệ nào đó, trong một khoảng thời gian xác định.

DISC (settlement, maturity, pr, redemption, basis) : Tính tỷ lệ chiết khấu của một chứng khoán

DOLLARDE (fractional_dollar, fraction) : Chuyển đổi giá dollar ở dạng phân số sang giá dollar ở dạng thập phân

DOLLARFR (decimal_dollar, fraction) : Chuyển đổi giá dollar ở dạng thập phân số sang giá dollar ở dạng phân số

DURATION (settlement, maturity, coupon, yld, frequency, basis) : Tính thời hạn hiệu lực Macauley dựa trên đồng mệnh giá $100 (thời hạn hiệu lực là trung bình trọng giá trị hiện tại của dòng luân chuyển tiền mặt và được dùng làm thước đo về sự phản hồi làm thay đổi lợi nhuận của giá trị trái phiếu)

EFFECT (nominal_rate, npery) : Tính lãi suất thực tế hằng năm, biết trước lãi suất danh nghĩa hằng năm và tổng số kỳ thanh toán lãi kép mỗi năm

FV (rate, nper, pmt, pv, type) : Tính giá trị kỳ hạn của sự đầu tư dựa trên việc chi trả cố định theo kỳ và lãi suất cố định

FVSCHEDULE (principal, schedule) : Tính giá trị kỳ hạn của một vốn ban đầu sau khi áp dụng một chuỗi các lãi suất kép (tính giá trị kỳ hạn cho một đầu tư có lãi suất thay đổi)


INTRATE (settlement, maturity, investment, redemption, basis) : Tính lãi suất cho một chứng khoán đầu tư toàn bộ

IPMT (rate, per, nper, pv, fv, type) : Trả về khoản thanh toán lãi cho một đầu tư dựa trên việc chi trả cố định theo kỳ và dựa trên lãi suất không đổi

IRR (values, guess) : Tính lợi suất nội hàm cho một chuỗi các lưu động tiền mặt được thể hiện bởi các trị số

ISPMT (rate, per, nper, pv) : Tính số tiền lãi đã trả tại một kỳ nào đó đối với một khoản vay có lãi suất không đổi, sau khi đã trừ số tiền gốc phải trả cho kỳ đó.

MDURATION (settlement, maturity, coupon, yld, frequency, basis) : Tính thời hạn Macauley sửa đổi cho chứng khoán dựa trên đồng mệnh giá $100

MIRR (values, finance_rate, reinvest_rate) : Tính tỷ suất doanh lợi nội tại trong một chuỗi luân chuyển tiền mặt theo chu kỳ

NOMINAL (effect_rate, npery) : Tính lãi suất danh nghĩa hằng năm, biết trước lãi suất thực tế và các kỳ tính lãi kép mỗi năm

NPER (rate, pmt, pv, fv, type) : Tính số kỳ hạn để trả khoản vay trong đầu tư dựa trên từng chu kỳ, số tiền trả và tỷ suất lợi tức cố định

NPV (rate, value1, value2, ...) : Tính hiện giá ròng của một khoản đầu tư bằng cách sử dụng tỷ lệ chiếu khấu với các chi khoản trả kỳ hạn (trị âm) và thu nhập (trị dương)

ODDFPRICE (settlement, maturity, issue, first_coupon, rate, yld, redemption, frequency, basis) : Tính giá trị trên mỗi đồng mệnh giá $100 của chứng khoán có kỳ đầu tiên lẻ (ngắn hạn hay dài hạn)

ODDFYIELD (settlement, maturity, issue, first_coupon, rate, pr, redemption, frequency, basis) : Trả về lợi nhuận của một chứng khoán có kỳ tính lãi đầu tiên là lẻ (ngắn hạn hay dài hạn)

ODDLPRICE (settlement, maturity, last_interest, rate, yld, redemption, frequency, basis) : Tính giá trị trên mỗi đồng mệnh giá $100 của chứng khoán có kỳ tính lãi phiếu cuối cùng là lẻ (ngắn hạn hay dài hạn)

ODDLYIELD (settlement, maturity, last_interest, rate, pr, redemption, frequency, basis) : Tính lợi nhuận của chứng khoán có kỳ cuối cùng là lẻ (ngắn hạn hay dài hạn)

PMT (rate, nper, pv, fv, type) : Tính tiền phải trả đối với khoản vay có lãi suất không đổi và chi trả đều đặn

PPMT (rate, per, nper, pv, fv, type) : Tính khoản vốn thanh toán trong một kỳ hạn đã cho đối với một khoản đầu tư, trong đó việc chi trả được thực hiện đều đặn theo định kỳ với một lãi suất không đổi

PRICE (settlement, maturity, rate, yld, redemption, frequency, basis) : Tính giá trị chứng khoán trên đồng mệnh giá $100, thanh toán lợi tức theo chu kỳ

PRICEDISC (settlement, maturity, discount, redemption, basis) : Tính giá trị trên đồng mệnh giá $100 của một chứng khoán đã chiết khấu

PRICEMAT (settlement, maturity, issue, rate, yld, basis) : Tính giá trị trên đồng mệnh giá $100 của một chứng khoán phải thanh toán lãi vào ngày đáo hạn

PV (rate, nper, pmt, fv, type) : Tính giá trị hiện tại của một khoản đầu tư

RATE (nper, pmt, pv, fv, type, guess) : Tính lãi suất mỗi kỳ trong một niên kim

REVEICED (settlement, maturity, investment, discount, basis) : Tính số tiền nhận được vào kỳ hạn thanh toán cho một chứng khoán đầu tư toàn bộ

SLN (cost, salvage, life) : Tính chi phí khấu hao (theo phương pháp đường thẳng) của một tài sản trong một kỳ

SYD (cost, salvage, life, per) : Tính khấu hao theo giá trị còn lại của tài sản trong định kỳ xác định

TBILLEQ (settlement, maturity, discount) : Tính lợi nhuận tương ứng với trái phiếu cho trái phiếu kho bạc

TBILLPRICE (settlement, maturity, discount) : Tính giá trị đồng mệnh giá $100 cho trái phiếu kho bạc

TBILLYIELD (settlement, maturity, pr) : Tính lợi nhuận cho trái phiếu kho bạc

VDB (cost, salvage, life, start_period, end_period, factor, no_switch) : Tính khấu hao tài sản sử dụng trong nhiều kỳ

XIRR (values, dates, guess) : Tính lợi suất nội hàm cho một loạt lưu động tiền mặt không định kỳ

XNPV (rate, values, dates) : Tính tỷ giá ròng cho một dãy lưu động tiền mặt không định kỳ

YIELD (settlement, maturity, rate, pr, redemption, frequency, basis) : Tính lợi nhuận đối với chứng khoán trả lãi theo định kỳ

YIELDDISC (settlement, maturity, pr, redemption, basis) : Tính lợi nhuận hằng năm cho chứng khoán đã chiết khấu

YIELDMAT (settlement, maturity, issue, rate, pr, basis) : Tính lợi nhuận hằng năm của chứng khoán trả lãi vào ngày đáo hạn

---------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu tự học Excel liên quan:

1. HÀM THỐNG KÊ TRONG EXCEL phần 1: Xem thêm TẠI ĐÂY


Saturday, July 17, 2021

TUYỆT ĐỈNH PHỎNG PHẤN

 TUYỆT ĐỈNH PHỎNG PHẤN


DẠNH MỤC: EBOOK ĐH-CĐ

Nguồn: Internet


------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

- Phỏng vấn là một hình thức sàn lọc các ứng viên trong quá trình phỏng vấn, lựa chọn nguồn nhan lực phù hợp với tiêu chuẩn công việc cần tuyển dụng.

- Hiện tại, trên thế giới có rất nhiều hình thực sàn lọc ứng viên và có thể tóm lượt như sau:

    1. Phỏng vấn trực tiếp

    2. Phỏng vấn gián tiếp

    3. Phỏng vấn + xét tuyển

    4. Phỏng vấn + thi tuyển

- Nhìn tổng quan, để lựa chọn được 1 ứng viên phù hợp thì nhà tuyển dụng chắc chắn sẽ phải trải qua giai đoạn phỏng vấn để tiếp xúc ban đầu với ứng viên và có cách nhìn nhận về ứng viên phù hợp.

- Tiến trình chuẩn bị cho 1 cuộc phỏng vấn bao gồm các giai đoạn:

    1. Đăng thông báo tuyển dụng

    2. Tiếp nhận CV, Profile cá nhân, đơn xin việc,...

    3. Sàn lọc

    4. Liên hệ và hẹn lịch phỏng vấn

    5. Tiến hành phỏng vấn

    6. Đánh giá sau phỏng vấn.

- Nhiều bạn sinh viên mới ra trường, thâm trí các bạn đã có kinh nghiệm trong công việc thường xem nhẹ giai đoạn gửi CV, Profile cá nhân đến nhà tuyển dụng. Nhưng với góc nhìn là nhà tuyển dụng với hơn 10 năm trong lĩnh vực này thì khi xem xét đến hàng ngàn các CV, Profile cá nhân của các bạn, tôi nhận thấy để quyết định lựa chọn và hẹn lịch phỏng vấn 1 ứng viên thì giai đoạn 3 "Sàn lọc" rất quan trọng.

- Hay nói cách khác, bản CV, Profile cá nhân,... là nhân tố quyết định đến kết quả sàn lọc, lựa chọn ứng viên phỏng vấn vì lúc nay tôi chưa từng tiếp xúc với các bạn, chỉ có thể nhìn nhận các bạn thông qua bảng CV hoặc Profile cá nhân này.

- Do đó, với góc nhìn là nhà tuyển dụng với hơn 10 năm kinh nghiệm trong ngành tôi xin đưa ra một số kinh nghiệm gửi các bạn sinh viên hoặc các bạn có nhu cầu ứng tuyển vào một vị trí công việc mơ ước của mình.

- Sau đây, nội dung tôi tóm tắt sơ qua về tài liệu tâm huyết 10 năm trong nghề , tôi gọi đó là "TUYỆT ĐỈNH PHỎNG VẤN".



        NỘI DUNG:

        1. NỘI DUNG CV: 


- Các yêu cầu về nội dung CV cần phải có đối với 1 CV, Profile bài bản

- Một số sai lầm nhỏ trong CV, Profile,.. làm mất điểm trong góc nhìn nhà tuyển dụng

Mách nhỏ: Sai chính tả nha các bạn

        2. NHỮNG LƯU Ý KHI VIẾT CV


- Nêu lên các mẹo, kỹ năng viết CV, Profile cá nhân, gây ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng

- Các thủ thuật thể hiện CV, Profile cá nhân thể hiện đối với các cá nhân chưa có nhiều kinh nghiệm trong ngành nghề ứng tuyển (áp dụng với các bạn sinh viên mới ra trường"

- Cách nhìn nhận điểm mạnh, điểm yếu của các bạn trong từng bối cảnh, nghề nghiệp mà các bạn mong muốn ứng tuyển,... và cach thể hiện rõ điệm mạnh trong CV, Profile không quá lố, tạo cảm giác bất thiện cảm với nhà tuyển dụng

        3. NHỮNG KỸ NĂNG MỀM


- Kỹ năng mềm là một yếu tố rất cần thiết đối với quá trình phỏng vấn trực tiếp và phương pháp tối ưu, gây thiện cảm đối với nhà tuyển dụng.


- Những tình huống và cách giải quyết các tình huống liên quan đến kỹ năng mềm.

        4. RÈN LUYỆN KỸ NĂNG MỀM


- Kỹ năng mềm không hẳn thuộc về năng khiếu của một cá nhân mà là thể hiện sự từng trải của một cá nhân cũng như trải nhiệm đời sống của họ. Hay còn gọi là kinh nghiệm sống rút ra từ những sự cố, biến cố cuộc đơi. 

- Nhưng không hẳn chúng ta phải trải qua  mới có những kỹ năng mềm, có rất nhiều biện pháp giúp tô luyện kỹ năng mềm của chúng ta, điều quan trọng mà bạn cần chọn phương pháp nào để tô luyện kỹ năng này.

- Tài liệu, tôi cũng trình bày cho các bạn các phương pháp mà thế giới đang tiếp cận, sử dụng đào tạo kỹ năng mền,...

và phần tiếp đến liên quan đến rèn luyện kỹ năng mềm là bạn sẽ lựa chọn phương pháp phù hợp với bạn nhất.

        5. THỂ HIỆN KỸ NĂNG MỀM TRÊN CV


- Từ mục 4, các bạn có thể thấy tầm quan trọng của kỹ năng mềm trong việc phỏng vấn những không thể chờ đến khi phỏng vấn trực tiếp bạn mới thể hiện cho nhà tuyển dụng biết kỹ năng mềm. Nếu bạn suy nghĩ như vậy tức bạn đã bỏ qua 1 cơ hội để ghi nhận điêm của nhà tuyển dụng.

- Như vậy, để không bỏ sót một cơ hội nào đối với nhà tuyển dung bạn nên thể hiện đăng cấp kỹ năng mềm của mình trên CV, Profile công việc của bạn. Tuy nhiên để không có những thể hiện kỹ năng mềm sai lầm trên CV , Profile cá nhân, .. tôi cũng lấy một số ví dụng và tiêu chuẩn thể hiện để các bạn có thể khéo léo lồng ghép kỹ năng mềm vào CV, Profile cá nhân hợp lý nhất


--> Như vậy để trả lời câu hỏi: Cần chuẩn bị gì cho cuộc phỏng vấn thì câu tra lời chính xác nhất là:

" Ngoài kiến thức chuyên môn bạn cần chuẩn bị kỹ năng mềm" và hy vọng tài liệu "TUYỆT ĐỈNH PHỎNG VẤN" sẽ hỗ trợ bạn tốt trong giai đoạn chuẩn bị CV đến giai đoạn phỏng vấn và có một cuộc phỏng vấn hiệu quả.


Để tải tài liệu "TUYỆT ĐỈNH PHỎNG VẤN": TẠI ĐÂY

-----------------------------------------------------------------------------------

- Nếu các bạn mong muốn thêm các kiến thức hoặc kỹ năng khác về phỏng vấn vui lòng để lại comment bên dưới và không quên đăng ký kênh thông qua nút đăng ký ở góc bên trái (phía trên).

   "CHÚC CÁC BẠN TIẾM KIẾM ĐƯỢC MÔI TRƯỜNG CÔNG VIỆC PHÙ HỢP VỚI BẢN THÂN"


Sunday, July 4, 2021

Các yêu cầu của ISO 9001 Điều khoản 7.1.3 Cơ sở hạ tầng

 Các yêu cầu của ISO 9001 Điều khoản 7.1.3 Cơ sở hạ tầng

Danh mục: Ebook ĐH_CĐ

Nguồn: Internet

-----------------------------------------------------------------------------------------------------------


Mục 7.1.3 tiếp theo trong phần nguồn lực yêu cầu tổ chức lập kế hoạch, cung cấp và quản lý cơ sở hạ tầng của mình một cách hiệu quả và hiệu quả. Nó phải định kỳ đánh giá tính phù hợp của cơ sở hạ tầng để đáp ứng các mục tiêu của tổ chức.

Lãnh đạo cao nhất nên đánh giá các yếu tố sau đây trong việc xác định nhu cầu tài nguyên cơ sở hạ tầng.

Kiểm kê theo loại & hạng, mức độ quan trọng, vị trí, tính khả dụng và việc sử dụng cơ sở hạ tầng hiện có,

Tình trạng hoặc tình trạng hiện tại (độ tin cậy) của cơ sở hạ tầng hiện có và tuổi thọ hữu ích về kinh tế,

- Khả năng và năng lực (xem định nghĩa trong điều 7.1.1 ở trên) của cơ sở hạ tầng hiện có,

Tần suất & thời gian sử dụng - thời gian hoạt động, thời gian ngừng hoạt động đột xuất & thời gian nhàn rỗi

Chi phí & rủi ro khi sử dụng & duy trì cơ sở hạ tầng hiện có,

Các kế hoạch chiến lược của tổ chức để phát triển

Nhu cầu hiện tại và tương lai về sản phẩm và dịch vụ,

Khả năng của cơ sở hạ tầng hiện có để xử lý tăng trưởng trong tương lai một cách hiệu quả,

Căn chỉnh, sắp xếp và tích hợp các loại và lớp tài sản để tạo ra hiệu suất và hiệu quả hoạt động,

Hiệu quả & hiệu quả của cơ sở hạ tầng hiện tại so với các đối thủ cạnh tranh,

Đánh giá chi phí & năng suất của cơ sở hạ tầng mới ít đánh đổi / thải bỏ hơn so với duy trì hiện trạng.


Các yêu cầu của ISO 9001 Điều khoản 7.1.3 Cơ sở hạ tầng

Như bạn có thể thấy, quản lý tài nguyên (tài sản) là một chủ đề lớn và có rất nhiều công cụ (Phân tích chỉ số tài nguyên, Bảo trì tập trung vào độ tin cậy, v.v.), chuyên môn và hướng dẫn (ví dụ: ISO 55000) về quản lý và tối ưu hóa giá trị của cơ sở hạ tầng của tổ chức.

Các tổ chức lớn hơn có thể có chuyên môn bên ngoài để giúp đánh giá những yếu tố này và đưa ra quyết định thích hợp về việc thực hiện hành động tốt nhất trong việc xác định nhu cầu nguồn lực cho sự tăng trưởng hiện tại và tương lai nhằm đạt được các mục tiêu kinh doanh & QMS.

Các tổ chức nhỏ hơn có thể sử dụng chuyên môn nội bộ bao gồm một nhóm đa chức năng để thực hiện đánh giá này bằng cách sử dụng các công cụ như phân tích Chế độ thất bại & Ảnh hưởng (FEMA) cho từng nguồn lực cơ sở hạ tầng chính và / hoặc quan trọng của tổ chức đó.

Khi xác định quy hoạch cơ sở hạ tầng của bạn, bạn có thể xem xét các yếu tố chiến lược như: nhu cầu trong tương lai; tính khả dụng và công suất hiện tại; đệm cho sự tăng trưởng; kế hoạch dự phòng; liên kết với các chương trình sản phẩm hiện tại và tương lai. Việc lập kế hoạch này có thể được thực hiện thông qua kế hoạch kinh doanh và QMS (khoản 4). Việc triển khai thực tế các tài nguyên đó có thể được xác định bởi mỗi chủ sở hữu quy trình.
----------------------------------------------------------------------------------


Wednesday, June 30, 2021