Browsing "Older Posts"

Home » EBOOK PHỔ THÔNG

HÀM THỐNG KÊ TRONG EXCEL

 HÀM THỐNG KÊ TRONG EXCEL

Danh mục: Ebook  ĐH-CĐ
Nguồn: Nhiều nguồn

----------------------------------------------------------------------------------------------------------

Excel là công cụ hỗ trợ đắc lực đối với nhân viên văn phòng, tuy nhiên việc nhớ tất cả các hàm trong Excel là một việc vô cùng khó khăn.



Nằm bắt được nhu cầu và các khó khăn này, EBOOK HVB làm chuỗi các bài viết  liệt kê các hàm trong Excel theo các nhóm cụ thể:

I. NHÓM HÀM THỐNG KÊ

AVEDEV (number1, number2, ...) : Tính trung bình độ lệch tuyệt đối các điểm dữ liệu theo trung bình của chúng. Thường dùng làm thước đo về sự biến đổi của tập số liệu

AVERAGE (number1, number2, ...) : Tính trung bình cộng

AVERAGEA (number1, number2, ...) : Tính trung bình cộng của các giá trị, bao gồm cả những giá trị logic

AVERAGEIF (range, criteria1) : Tính trung bình cộng của các giá trị trong một mảng theo một điều kiện

AVERAGEIFS (range, criteria1, criteria2, ...) : Tính trung bình cộng của các giá trị trong một mảng theo nhiều điều kiện

COUNT (value1, value2, ...) : Đếm số ô trong danh sách

COUNTA (value1, value2, ...) : Đếm số ô có chứa giá trị (không rỗng) trong danh sách

COUNTBLANK (range) : Đếm các ô rỗng trong một vùng

COUNTIF (range, criteria) : Đếm số ô thỏa một điều kiện cho trước bên trong một dãy

COUNTIFS (range1, criteria1, range2, criteria2, ...) : Đếm số ô thỏa nhiều điều kiện cho trước

DEVSQ (number1, number2, ...) : Tính bình phương độ lệch các điểm dữ liệu từ trung bình mẫu của chúng, rồi cộng các bình phương đó lại.

FREQUENCY (data_array, bins_array) : Tính xem có bao nhiêu giá trị thường xuyên xuất hiện bên trong một dãy giá trị, rồi trả về một mảng đứng các số. Luôn sử dụng hàm này ở dạng công thức mảng

GEOMEAN (number1, number2, ...) : Trả về trung bình nhân của một dãy các số dương. Thường dùng để tính mức tăng trưởng trung bình, trong đó lãi kép có các lãi biến đổi được cho trước...

HARMEAN (number1, number2, ...) : Trả về trung bình điều hòa (nghịch đảo của trung bình cộng) của các số

KURT (number1, number2, ...) : Tính độ nhọn của tập số liệu, biểu thị mức nhọn hay mức phẳng tương đối của một phân bố so với phân bố chuẩn

LARGE (array, k) : Trả về giá trị lớn nhất thứ k trong một tập số liệu

MAX (number1, number2, ...) : Trả về giá trị lớn nhất của một tập giá trị

MAXA (number1, number2, ...) : Trả về giá trị lớn nhất của một tập giá trị, bao gồm cả các giá trị logic và text

MEDIAN (number1, number2, ...) : Tính trung bình vị của các số.

MIN (number1, number2, ...) : Trả về giá trị nhỏ nhất của một tập giá trị

MINA (number1, number2, ...) : Trả về giá trị nhỏ nhất của một tập giá trị, bao gồm cả các giá trị logic và text

MODE (number1, number2, ...) : Trả về giá trị xuất hiện nhiều nhất trong một mảng giá trị

PERCENTILE (array, k) : Tìm phân vị thứ k của các giá trị trong một mảng dữ liệu

PERCENTRANK (array, x, significance) : Trả về thứ hạng (vị trí tương đối) của một trị trong một mảng dữ liệu, là số phần trăm của mảng dữ liệu đó

PERMUT (number, number_chosen) : Trả về hoán vị của các đối tượng.

QUARTILE (array, quart) : Tính điểm tứ phân vị của tập dữ liệu. Thường được dùng trong khảo sát dữ liệu để chia các tập hợp thành nhiều nhóm...

RANK (number, ref, order) : Tính thứ hạng của một số trong danh sách các số

SKEW (number1, number2, ...) : Trả về độ lệch của phân phối, mô tả độ không đối xứng của phân phối quanh trị trung bình của nó

SMALL (array, k) : Trả về giá trị nhỏ nhất thứ k trong một tập số

STDEV (number1, number2, ...) : Ước lượng độ lệch chuẩn trên cơ sở mẫu

STDEVA (value1, value2, ...) : Ước lượng độ lệch chuẩn trên cơ sở mẫu, bao gồm cả những giá trị logic

STDEVP (number1, number2, ...) : Tính độ lệch chuẩn theo toàn thể tập hợp

STDEVPA (value1, value2, ...) : Tính độ lệch chuẩn theo toàn thể tập hợp, kể cả chữ và các giá trị logic



VAR (number1, number2, ...) : Trả về phương sai dựa trên mẫu

VARA (value1, value2, ...) : Trả về phương sai dựa trên mẫu, bao gồm cả các trị logic và text

VARP (number1, number2, ...) : Trả về phương sai dựa trên toàn thể tập hợp

VARPA (value1, value2, ...) : Trả về phương sai dựa trên toàn thể tập hợp, bao gồm cả các trị logic và text.

TRIMMEAN (array, percent) : Tính trung bình phần trong của một tập dữ liệu, bằng cách loại tỷ lệ phần trăm của các điểm dữ liệu ở đầu và ở cuối tập dữ liệu.

II. NHÓM HÀNG VỀ PHÂN PHỐI XÁC XUẤT

BETADIST (x, alpha, beta, A, B) : Trả về giá trị của hàm tính mật độ phân phối xác suất tích lũy beta.

BETAINV (probability, alpha, beta, A, B) : Trả về nghịch đảo của hàm tính mật độ phân phối xác suất tích lũy beta.

BINOMDIST (number_s, trials, probability_s, cumulative) : Trả về xác suất của những lần thử thành công của phân phối nhị phân.

CHIDIST (x, degrees_freedom) : Trả về xác xuất một phía của phân phối chi-squared.

CHIINV (probability, degrees_freedom) : Trả về nghịch đảo của xác xuất một phía của phân phối chi-squared.

CHITEST (actual_range, expected_range) : Trả về giá trị của xác xuất từ phân phối chi-squared và số bậc tự do tương ứng.

CONFIDENCE (alpha, standard_dev, size) : Tính khoảng tin cậy cho một kỳ vọng lý thuyết

CRITBINOM (trials, probability_s, alpha) : Trả về giá trị nhỏ nhất sao cho phân phối nhị thức tích lũy lớn hơn hay bằng giá trị tiêu chuẩn. Thường dùng để bảo đảm các ứng dụng đạt chất lượng...

EXPONDIST (x, lambda, cumulative) : Tính phân phối mũ. Thường dùng để mô phỏng thời gian giữa các biến cố...

FDIST (x, degrees_freedom1, degrees_freedom2) : Tính phân phối xác suất F. Thường dùng để tìm xem hai tập số liệu có nhiều mức độ khác nhau hay không...

FINV (probability, degrees_freedom1, degrees_freedom2) : Tính nghịch đảo của phân phối xác suất F. Thường dùng để so sánh độ biến thiên trong hai tập số liệu

FTEST (array1, array2) : Trả về kết quả của một phép thử F. Thường dùng để xác định xem hai mẫu có các phương sai khác nhau hay không...

FISHER (x) : Trả về phép biến đổi Fisher tại x. Thường dùng để kiểm tra giả thuyết dựa trên hệ số tương quan...

FISHERINV (y) : Tính nghịch đảo phép biến đổi Fisher. Thường dùng để phân tích mối tương quan giữa các mảng số liệu...

GAMMADIST (x, alpha, beta, cumulative) : Trả về phân phối tích lũy gamma. Có thể dùng để nghiên cứu có phân bố lệch

GAMMAINV (probability, alpha, beta) : Trả về nghịch đảo của phân phối tích lũy gamma.

GAMMLN (x) : Tính logarit tự nhiên của hàm gamma

HYPGEOMDIST (number1, number2, ...) : Trả về phân phối siêu bội (xác suất của một số lần thành công nào đó...)

LOGINV (probability, mean, standard_dev) : Tính nghịch đảo của hàm phân phối tích lũy lognormal của x (LOGNORMDIST)

LOGNORMDIST (x, mean, standard_dev) : Trả về phân phối tích lũy lognormal của x, trong đó logarit tự nhiên của x thường được phân phối với các tham số mean và standard_dev.

NEGBINOMDIST (number_f, number_s, probability_s) : Trả về phân phối nhị thức âm (trả về xác suất mà sẽ có number_f lần thất bại trước khi có number_s lần thành công, khi xác suất không đổi của một lần thành công là probability_s)

NORMDIST (x, mean, standard_dev, cumulative) : Trả về phân phối chuẩn (normal distribution). Thường được sử dụng trong việc thống kê, gồm cả việc kiểm tra giả thuyết

NORMINV (probability, mean, standard_dev) : Tính nghịch đảo phân phối tích lũy chuẩn

NORMSDIST (z) : Trả về hàm phân phối tích lũy chuẩn tắc (standard normal cumulative distribution function), là phân phối có trị trung bình cộng là zero (0) và độ lệch chuẩn là 1

NORMSINV (probability) : Tính nghịch đảo của hàm phân phối tích lũy chuẩn tắc

POISSON (x, mean, cumulative) : Trả về phân phối poisson. Thường dùng để ước tính số lượng biến cố sẽ xảy ra trong một khoảng thời gian nhất định

PROB (x_range, prob_range, lower_limit, upper_limit) : Tính xác suất của các trị trong dãy nằm giữa hai giới hạn

STANDARDIZE (x, mean, standard_dev) : Trả về trị chuẩn hóa từ phân phối biểu thị bởi mean và standard_dev

TDIST (x, degrees_freedom, tails) : Trả về xác suất của phân phối Student (phân phối t), trong đó x là giá trị tính từ t và được dùng để tính xác suất.

TINV (probability, degrees_freedom) : Trả về giá trị t của phân phối Student.

TTEST (array1, array2, tails, type) : Tính xác xuất kết hợp với phép thử Student.

WEIBULL (x, alpha, beta, cumulative) : Trả về phân phối Weibull. Thường sử dụng trong phân tích độ tin cậy, như tính tuổi thọ trung bình của một thiết bị.

ZTEST (array, x, sigma) : Trả về xác suất một phía của phép thử z.

-----------------------------------------------------------------------------------------------------



Sunday, June 13, 2021

16 phương pháp và kĩ thuật giải nhanh hóa học

16 phương pháp và kĩ thuật giải nhanh bài tập trắc nghiệm Hoá học

Danh mục: EBOOK PHỔ THÔNG

Tác giả: Nhiều tác giả

-----------------------------------TÓM TẮT NỘI DUNG-----------------------------------------

Sách 16 phương pháp và kĩ thuật giải nhanh bài tập trắc nghiệm hóa học với phương pháp tiếp cận các dạng bài tập thường gặp và phân loại dạng bài tập từ đó đưa ra phương pháp giải phù hợp, dễ hiểu, áp dụng hiểu quả và nhanh chóng.



Cấu trúc sách gồm 3 phân chính:
- Phần 1:  Các phương pháp - Bảo toàn: khối lượng, nguyên tố, điện tích, electron - Tăng giảm - Trung bình - Dạng quy đổi - Đường chéo - Phân tích hệ số - Sử dụng phương trình ion - Khảo sát đồ thị - Chia hỗn hợp thành các phần không đều
- Phần 2: Phân tích, chọn phương pháp giải nhanh
- Phần 3: Đáp án, hướng dẫn giải

Nội dung các phương pháp được chọn lọc, phân tích và đưa ra cách giải nhanh bao gồm:
- Phương pháp 1: Phương pháp khối lượng
- Phương pháp 2: Phương pháp bảo toàn nguyên tố
- Phương pháp 3: Phương pháp tăng giảm khối lượng
- Phương pháp 4: Phương pháp bảo toàn điện tích
- Phương pháp 5; Phương pháp bảo toàn electron
- Phương pháp 6: Phương pháp trung bình
- Phương pháp 7; Phương pháp quy đổi
- Phương pháp 8: Phương pháp đường chéo
- Phương pháp 9: Phương pháp hệ số
- Phương pháp 10: Phương pháp sử dụng phường trình ion thu gọn
- Phương pháp 11: Khảo sát đồ thị
- Phương pháp 12: Phương pháp khảo sát tỷ lệ số mol CO2 và H2O
- Phương pháp 13: Phương pháp chia hỗn hợp thành 2 phần không đều nhau
- Phương pháp 14: Phương pháp mối quan hệ giữa các địa lượng
- Phương pháp 15: Phương pháp chọn đại lượng thích hợp
- Phương pháp 16: Phương pháp sử dụng công thức kinh nghiệm

Với phương pháp tiếp cận thông qua các ví dụ, bài tập, ... là công cụ hiểu quả giúp các bạn hiểu rõ hơn và nhận diện dạng bài tập chính xác.
----------------------------------- LIÊN HỆ TẢI SÁCH - MUA SÁCH-------------------------------

- TẢI SÁCH ĐIỆN TỬ (EBOOK) :
+ Link tải sách số 1 (Miễn phí): Ver.1 Free
Khi link 1 bị lỗi các bạn có thể dùng link 2
+ Link tải sách số 2 (miền phí): hãy để lại bình luận bên dưới nếu đường link tài số 1 bị lỗi, Admin sẽ cập nhật lại.


- TIẾN HÀNH MUA SÁCH CÁC TRANG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ UY TÍNH
+ SHOPEE: VER.1 (Giảm giá 10%)
+ LAZADA: VER.2 (Giảm giá 10%)


-----------------------------------------------------------------------------------

 "TRI THỨC LÀ NỀN TẢN CỦA THÀNH CÔNG

  HVB MANG THÀNH CÔNG ĐẾN VỚI MỌI NGƯỜI"
Sunday, November 1, 2020

ĐỀ THI THỬ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

 ĐỀ THI THỬ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2020

Danh mục: Ebook Phổ Thông

Nguồn: Ngân hàng đề thi thử EBOOK HVB

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Mục tiêu:

Nhằm giúp cho các bạn học sinh hiểu được cấu trúc đề thi và lượng kiến thức giàn trải trong đề thi THPT trong những năm gần đây



Nội dung:

Tài liệu:"20 đề thi thử trung học phổ thông năm 2020" được tuyển chọn những đề thi có cấu trúc tương tự cấu trúc đề thi trong những năm gần đây bao gồm các đề thi của các trường chuyên:

1. THPT Nguyễn Viết Xuân

2. THPT Đoàn Thượng

3. THPT Đồng Đậu

4. THPT Đội Cấn

5. THPT Quang Hà 2020

6. THPT Ngô Gia Tự

7. THPT Hàn Thuyên

8. THPT Yên Lạc

9. Chuyên Phan Bội Châu

10. Chuyên Hoàng Văn Thụ

11. Chuyên Nguyễn Trãi

12. Chuyên Quốc học Huế

13. Chuyên KHTN

14. Chuyên Trần Phú

15. Chuyên Hạ Long

16. Chuyên Thái Bình

Tài liệu:"20 đề thi thử tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2020 môn hóa học" với phương pháp tiếp cận luyện thi cấp tốc, các đề thi được chọn lọc từ các trường danh tiếng trong cả nước" Nhằm giúp cho các bạn ôn luyện, làm quen với các dạng đề và cầu trúc đề thi theo quy định.

Danh mục các đề thi trong tài liệu:

1.     Đề thi thử môn Hóa THPTQG lần 2 THPT Nguyễn Viết Xuân 2020

2.    Đề thi thử THPT Quốc gia 2020 môn Hóa THPT Đoàn Thượng lần 2

3.   Đề thi thử THPTQG môn Hóa 2020 THPT Đồng Đậu lần 2

 4. Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa 2020 - THPT Đội Cấn lần 1

5.  Đề thi thử THPTQG môn Hóa THPT Quang Hà 2020 lần 1

6. Đề thi thử THPTQG môn Hóa 2020 - THPT Ngô Gia Tự lần 1

7.  Đề thi thử THPTQG môn Hóa 2020 lần 1 - THPT Nguyễn Viết Xuân

8. Đề thi thử THPTQG môn Hóa 2020 - THPT Hàn Thuyên lần 1

9. Đề thi thử THPT Quốc gia 2020 lần 1 môn Hóa THPT Yên Lạc 2

10. Đề thi thử THPTQG môn Hóa 2020 - THPT Đồng Đậu

11. Đề thi thử THPTQG 2020 môn Hóa Chuyên Phan Bội Châu lần 1

12. Đề thi thử THPTQG môn Hóa Chuyên Hoàng Văn Thụ 2020 lần 1

13. Đề thi thử môn Văn Chuyên Hoàng Văn Thụ THPTQG 2020 lần 1

14. Đề thi thử THPTQG môn Hóa Chuyên Nguyễn Trãi lần 1 năm 2020

15. Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa 2020 Chuyên Quốc học Huế lần 1

16. Đề thi thử THPTQG môn Hóa Chuyên KHTN 2020 lần 1

17. Đề thi thử THPTQG 2020 môn Hóa lần 1 Chuyên Trần Phú

18. Đề thi thử THPTQG môn Hóa 2020 Chuyên Hạ Long lần 1

19. Đề thi thử THPTQG môn Hóa THPT Chuyên Thái Bình lần 2 năm 2020

20. Đề thi thử THPTQG 2020 môn Hóa THPT Chuyên Thái Bình lần 1

Đáp án của các mã đề được để phần cuối của tài liệu. Các bạn nên giải theo mã đề và thời gian quy định để đánh giá năng lực của bản thân.


Link Tải Tài Liệu Miễn Phí:

Link tải số 1: Ver.1

Trường hợp link tải số 1 bị lỗi

Link tải số 2: hãy để lại bình luận bên dưới nếu đường link tải bị lỗi, admin sẽ cập nhật sớm khi nhận được thông tin

-------------------------------------------------------------------------------------------------- 

               "TRI THỨC LÀ NỀN TẢN CỦA THÀNH CÔNG

  HVB MANG THÀNH CÔNG ĐẾN VỚI MỌI NGƯỜI"

 

 

 

TQM, S-TPM VÀ ISO 9001:2015 LỢI ÍCH MẠNG LẠI TỪ SỰ KHÁC NHAU

 ISO 9001:2015 & TQM LỢI ÍCH MANG LẠI TỪ SỰ KHÁC NHAU

Danh mục: Ebook Đại Học

Tác giả: Nhiều tác giả

-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Để áp dụng có kết quả, khi lựa chọn các hệ thống chất lượng, các doanh nghiệp cần nắm vững những đặc điểm cơ bản của từng hệ thống, phải xác định rõ mục tiêu và yêu cầu chất lượng mà doanh nghiệp cần phấn đấu để lựa chọn mô hình quản lý chất lượng cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển sản xuất, Kinh doanh và dịch vụ của mình.

Theo các chuyên gia chất lượng thì ISO 9000 là mô hình quản lý chất lượng từ trên xuống dựa trên các hợp đồng và các nguyên tắc đề ra, còn TQM bao gồm những hoạt động độc lập từ dưới lên dựa vào trách nhiệm, lòng tin cậy và sự bảo đảm bằng hoạt động của nhóm chất lượng.


ISO 9000 thúc đẩy việc hợp đồng và đề ra các qui tắc bằng văn bản nhưng lại sao nhãng các yếu tố xác định về mặt số lượng. Còn TQM là sự kết hợp sức mạnh của mọi người, mọi đơn vị để tiến hành các hoạt động cải tiến, hoàn thiện liên tục, tích tiểu thành đại tạo nên sự chuyển biến.



Các chuyên gia cho rằng giữa ISO 9000 và TQM có thể có 7 điểm khác nhau liệt kê trong bảng dưới đây:

Các chuyên gia cho rằng, các công ty nên áp dụng các mặt mạnh của hai hệ thống quản lý chất lượng này. Đối với các công ty lớn đã áp dụng TQM thì nên áp dụng và làm sống động các hoạt động bằng hệ thống chất lượng ISO 9000. Còn đối với các công ty nhỏ hơn chưa áp dụng TQM thì nên áp dụng ISO 9000 và sau đó hoàn thiện và làm sống động bằng TQM.

Có thể thấy trong quản lý chât lượng có 2 mô hình được phát triển phù hợp với đặc điểm vãn hoá phương Đông và văn hoá phương Tây, đó là mô hình quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn (phù hợp với văn hoá phương Tây) và mô hình quán lý chất lượng lấy con người làm trung tâm (phù hợp với văn hoá phương Đông).


Mô hình quản lý chất lượng dựa trên tiêu chuẩn




Mô hình này có dặc điểm chính là kiểm soát bằng tiêu chuẩn hoá và văn bản hoá. Ví dụ diên hình là bộ tiêu chuẩn ISO 9000. Biện pháp quản lý là xây dựng các văn bản và yêu cầu mọi thành viên phải triệt để tuân thú. Như vậy, có 2 hoạt động chính là xây dựng hệ chất lượng theo tiêu chuẩn và duy trì, kiểm soát hệ thống này cho phù hợp với các liêu chuẩn. Để kiểm soát, các thành viên trong sản xuất được chia làm 2 loại: người thừa hành không cần có trình độ cao và người quản lý có trách nhiệm lập quy trình và theo dõi, đánh giá kết quả làm việc của người công nhân vận hành.
Việc tiêu chuẩn hoá, văn bản hoá các nhiệm vụ và quy trình thực hiện các nhiệm vụ sẽ tạo điều kiện thuận lợi dể điều hành các hoạt động của tổ chức vốn khá phức tạp với sự tham gia cùa nhiều người, nhiều bộ phận. Việc xác định rõ ràng bằng văn bản trách nhiệm cúa từng cá nhân, từng công việc và cách thức tiến hành công việc sẽ giúp hoạt động chung của tố chức đạt hiệu quả cao và đảm bảo sản phấm có chất lượng tốt.
Mặt khác, khi văn bản hoá các hoạt động sẽ phải rà soát, xem xét một cách khách
quan và rõ ràng các vấn để: phải làm gì, ớ dâu, mối quan hệ giữa các nhiệm vụ riêng lẻ với toàn bộ hệ thống, mục tiêu của mỗi hoạt động trên quan điểm tổ chức là một cơ thể thống nhất. Hệ thống quản lý trở nên hữu hình. Mỗi hoạt động đều được xác định rõ nhiệm vụ, quá trình thực hiện và kết quá phải đạt được. Người quản lý sẽ có căn cứ đế kiểm tra và đánh giá xem hệ thống được thực hiện có hiệu quả không.
Mô hình này phù hợp với phong tục. tập quán của người phương Tây. Đối với người phương Đông đôi khi cám thấy việc văn bán hoá có vé quan liêu, giấy tờ phức tạp và gò bó, thụ động
.


Mô hình quản lý lấy con người làm trung tâm




Với quan niệm quản lý là hoạt động liên quan chú yếu tới hoạt động của con người nên để quán lý tốt cần lấy con người làm trung tâm. Các thành viên cần được trao quyền tự quán lý, tự kiểm soát chất lượng hoạt động cúa mình. Để không ngừng cải tiến chất lượng cùa quy trình, của sản phẩm cần khuyến khích và tạo diều kiện cho mọi thành viên nghiên cứu, để xuất, thực hiện các cái tiến mà không bắt buộc mọi người tuyệt đối tuân thủ văn bản, tiêu chuán. Mỏ hình này phù hợp với nền văn hoá phương Đông, điển hình là TQM theo phong cách Nhật Bản.

-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Các tài liệu liên quan:

1. Hệ Thống ISO 9001:2015 và khó khăn: Xem TẠI ĐÂY

2. Khó khăn khi áp dụng ISO: Xem TẠI ĐÂY

------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

"TRI THỨC LÀ NỀN TẢNG CỦA THÀNH CÔNG
  HVB MANG THÀNH CÔNG ĐẾN VỚI MỌI NGƯỜI"
Saturday, October 3, 2020

KHÓ KHĂN KHI ÁP DỤNG ISO

KHÓ KHĂN BƯỚC BAN ĐẦU ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP MỚI TRIỂN KHAI HỆ THỐNG QUẢN LÝ THEO ISO

Danh mục: EBOOK ĐH-CĐ, EBOOK PHỔ THÔNG

Tác giả: Nhiều tác giả

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Việc áp dụng các HTQL theo tiêu chuẩn quốc tế ISO như ISO 9001, ISO 14001, ISO 22000, ISO 27000, ISO/IEC 17025, OHSAS 18001, … được thừa nhận và đã chứng tỏ trên thực tế về khả năng  mang lại những lợi ích to lớn cho các tổ chức trên các khía cạnh như thị trường, tác nghiệp và kiểm soát, và phát triển bền vững. Điều này giải thích tại sao ngày càng có nhiều các doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp và các tổ chức khác có mong muốn hoặc đã triển khai áp dụng các HTQL này vào trong hoạt động của tổ chức mình. Mặc dù vậy, không phải tổ chức nào cũng thành công trong việc áp dụng các HTQL – nếu không nói rằng một tỷ lệ đáng kể các tổ chức đã không thành công trong việc áp dụng  các HTQL. Kinh nghiệm thực tế cho thấy, mặc dù khi mới tiếp cận các tổ chức đều quan tâm đến rủi ro không được chứng nhận/công nhận, các khó khăn mà các tổ chức gặp phải lại thường không liên quan đến việc được chứng nhận hoặc công nhận  - vì hầu hết các tổ chức đều đạt được điều này. Các khó khăn này có thể ở nhiều khác nhau theo quá trình triển khai tại từng tổ chức cụ thể, nhưng tổng hợp lại thì thường rơi vào các nhóm vấn đề sau đây:

·       Thiếu sự tham gia đầy đủ của toàn tổ chức trong quá trình xây dựng và áp dụng HTQL;

·       HTQL không thích hợp với thực tiễn của tổ chức;

·       HTQL thiếu sự liên kết và tích hợp với các lĩnh vực quản lý khác;

·       HTQL khi được áp dụng không giúp cải tiến hoạt động;

·       Tổ chức thiếu khả năng duy trì và cải tiến HTQL sau chứng nhận.


I. Thiếu sự tham gia đầy đủ của toàn tổ chức:

Việc quyết định triển khai một HTQL theo tiêu chuẩn ISO, cho dù vì lý do nào, cũng bắt đầu từ lãnh đạo của tổ chức. Tuy nhiên, để có một HTQL được triển khai thành công, tổ chức cần có sự tham gia đầy đủ của toàn tổ chức – bao gồm lãnh đạo cấp cao, cán bộ quản lý, thành viên Ban ISO và nhân viên –  trong quá trình chuẩn bị, xây dựng, áp dụng và cải tiến. Với thực tế là mỗi tổ chức cũng chỉ thường triển khai chương trình áp dụng ISO một đến vài lần (với trường hợp áp dung nhiều hệ thống), sự thiếu kinh nghiệm trong triển khai chương trình cùng với một số lý do khác khiến cho các tổ chức thường găp nhiều khó khăn trong huy động sự tham gia và ủng hộ của các bên liên quan.



Nguyên nhân trực tiếp đầu tiên của vướng mắc này là sự thiếu đầy đủ và rõ ràng trong việc xác định vai trò, vị trí và trách nhiệm của lãnh đạo cấp cao, các cán bộ quản lý, thường trực và thành viên Ban ISO, các nhân viên/công nhân trong triển khai dự án. Điều này dẫn đến tình trạng thiếu tinh thần sở hữu và chịu trách nhiệm trong quá trình xây dựng, áp dụng HTQL. Hậu quả thường thấy là thường trực ISO bị quá tải, chương trình bị chậm trễ, các biện pháp kiểm soát trong HTQL không thực sự phản ảnh yêu cầu quản lý và thực tiễn triển khai. Để khắc phục vấn vấn đề này, các tổ chức cần sự tham vẫn và hỗ trợ của những đối tác có nhiều kinh nghiệm triển khai dự án HTQL để ngay từ đầu có thể thiết lập một kế hoạch dự án với cơ cấu tổ chức thực hiện đầy đủ, rõ ràng và thích hợp với điều kiện thực tiễn của mình.

Thứ hai, triển khai một HTQL mới bao giờ cũng mang lại những thay đổi nhất định ở khía cạnh tác nghiệp, quản lý hoặc hỗ trợ. Các thay đổi này có thể ở mức lớn hay nhỏ tùy vào điều kiện quản lý, lĩnh vực liên quan, hiện trạng và nhu cầu của tổ chức. Điều đáng tiếc là, trong phần lớn các trường hợp, việc chuẩn bị và thúc đẩy các thay đổi này trong quá trình triển khai chương trình không được thực hiện tốt. Điều này dẫn đến tình trạng không tuân thủ, chống đối hoặc ít nhất cũng là sự căng thẳng không cần thiết trong nội bộ tổ chức. Kinh nghiệm thực tế cho thấy, khi quản lý thay đổi không được thực hiện hiệu quả, các HTQL thường không được duy trì và cải tiến sau khi đạt được chứng nhận ban đầu.



II. Hệ thống quản lý được xây dựng không thích hợp


Một đặc điểm của các tiêu chuẩn HTQL là tính khái quát trong các yêu cầu để đảm bảo các tổ chức thuộc mọi lĩnh vực, loại hình và quy mô đều có thể áp dụng. Sự khái quát này gây ra những khó khăn đáng kể cho tổ chức trong diễn giải và vận dụng một cách thích hợp với đặc thù hoạt động và quản lý của mình.
Một cách tổng quát, một HTQL được xây dựng là kết quả của quá trình phân tích, xem xét và ứng dụng một loạt các yếu tố, bao gồm: nhu cầu chiến lược, yêu cầu và thực tiễn quản lý, các thực hành tốt và những yêu cầu của tiêu chuẩn áp dụng và các yêu câu liên quan khác. Trong các yếu tố này thì "nhu cầu chiến lược" và "yêu cầu và thực tiễn quản lý" là những điểm đặc thù riêng của từng tổ chức, làm cho HTQL mặc dù theo tiêu chuẩn quốc tế nhưng có những sự khác biệt trong từng trường hợp. Sự thất bại trong xem xét đầy đủ hai yếu tố này sẽ tạo ra một HTQL, mặc dù có thể phù hợp với tiêu chuẩn, nhưng không thực sự thích hợp với tổ chức.



Nguyên nhân của sự thất bại này thường gắn với tiếp cận và phương pháp triển khai HTQL của tổ chức. Về mặt tiếp cận, có nhiều tổ chức tìm kiếm sự tuân thủ tiêu chuẩn với câu hỏi "yêu cầu của tiêu chuẩn như vậy thì chúng tôi phải làm gì để đáp ứng" thay vì vận dụng tiêu chuẩn để giải quyết nhu cầu quản lý thông qua câu hỏi "thực tiễn và nhu cầu quản lý của chúng tôi như vậy thì yêu cầu của tiêu chuẩn nên được áp dụng như thế nào cho phù hợp và hiệu quả". Ngoài ra, một số tổ chức cho rằng, các thực hành đã được thực hiện và phù hợp ở một tổ chức khác hoàn toàn có thể được áp dụng và mang lại hiệu quả ở tổ chức của mình thông qua cách đặt vấn đề với đơn vị tư vấn hoặc hướng dẫn "Đơn vị A đã áp dụng thành công HTQL theo ISO rồi, hãy cung cấp cho chúng tôi một HTQL giống hệt như vậy để rút ngắn thời gian và đỡ tốn nguồn lực". Ở phương diện phương pháp triển khai, sự không thích hợp của HTQL thường gắn với việc không (hoặc không thành công trong) huy động đầy đủ sự tham gia của cán bộ quản lý và nhân viên trong phân tích thực trạng và phát triển các biện pháp kiểm soát.
Cho dù với nguyên nhân nào, một HTQL được xây dựng không dựa trên thực trạng và những nhu cầu thực tế sẽ không thích hợp với hoạt động của tổ chức. Việc khiên cưỡng áp đặt một cách "thô bạo" HTQL vào tổ chức chắc chắn sẽ mang thất bại trong duy trì và cải tiến trong tương lai.


III. HTQL thiếu sự liên kết và tích hợp với các lĩnh vực quản lý khác


Các tiêu chuẩn về HTQL đưa ra các yêu cầu tạo thành một khuôn khổ hiệu quả cho việc quản lý lĩnh vực mục tiêu (như chất lượng, môi trường, an toàn, an toàn thực phẩm, an ninh thông tin, …), mà không phải là mô hình cho một hệ thống quản trị doanh nghiệp. Chính vì thế, khi triển khai bất kỳ HTQL theo ISO cũng sẽ phát sinh ra những đối tượng/quá trình/bộ phận trong phạm vi của HTQL và ngoài phạm vị của HTQL. Thách thức khi đó đối với việc xây dựng HTQL là phải đảm bảo các biện pháp/yêu cầu kiểm soát được đưa ra để quản lý lĩnh vực mục tiêu phải liên kết và nhất quán với các biện pháp/yêu cầu quản lý của các lĩnh vực khác; như vậy mới có thể vừa tránh được sự chống chéo, phát sinh thêm thủ tục giấy tờ, vừa giảm thiểu những mâu thuẫn trong quản lý tác nghiệp. Và như vậy, bất kỳ HTQL nào được xây dựng phải là một phần nhất quán của Hệ thống quản trị tổ chức. Trên thực tế, ở mức độ nhiều hay ít, phần lớn các chương trình xây dựng HTQL không đáp ứng được yêu cầu về sự liên kết và nhất quán này. Khi có sự mâu thuẫn giữa yêu cầu trong HTQL và yêu cầu trong quản trị doanh nghiệp (chính thức hay không chính thức) thì các yêu cầu của HTQL thường sẽ bị bỏ qua và tại đó bắt đầu chuỗi không tuân thủ, suy giảm hiệu lực và hiệu quả của HTQL đã được xây dựng.

Để khắc phục tình trạng này, tổ chức cần lấy phương pháp quá trình làm trọng tâm trong quá trình phân tích hoạt động và yêu cầu quản lý để làm cơ sở cho việc phát triển các biện pháp kiểm soát. Ngoài ra, việc sử sụng các kỹ thuật thích hợp trong việc thiết kế các biện pháp kiểm soát cũng sẽ giúp giảm thiểu nhiều rủi ro về các yêu cầu chồng chéo hoặc bị bỏ qua trong quá trình xây dựng và/hoặc áp dụng HTQL.


IV. HTQL không giúp cải thiện hiệu quả hoạt động


Các tổ chức khi triển khai áp dụng một HTQL bao giờ cũng trông đợi một sự cải thiện trong kết quả hoạt động của lĩnh vực mục tiêu (chất lượng, môi trường, an toàn, an toàn thực phẩm, …). Tuy nhiên, sau khi HTQL đã được xây dựng và áp dụng, không phải tổ chức nào cũng có được những cải thiện này trong hoạt động của mình. Đây là điểm bắt đầu tệ hại cho những vòng xoáy tiêu cực "Không hiệu quả - Kém quan tâm – Không hiệu quản hơn – Kém quan tâm hơn …".
Một trong những nguyên nhân lý giải tình trạng này là tiếp cận "Viết những gì đang làm, Bổ sung theo tiêu chuẩn, Làm những gì đã viết, Duy trì hồ sơ" vẫn còn được nhìn nhận và áp dụng khá phổ biến trong các dự án triển khai HTQL theo ISO. Tiếp cận này không giúp các tổ chức cải tiến hoạt động quản lý cho lĩnh vực mục tiêu của HTQL vì nó vừa tạo ra một vòng tròn kín luẩn quẩn, vừa chỉ hướng đến tính tuân thủ tiêu chuẩn. Trong một số trường hợp, nếu những thực hành đang làm là thực hành tiêu cực, gây hại về mặt quản lý (ngắn hạn hay dài hạn) thì việc tiêu chuẩn hóa các thực hành đó trong quá trình xây dựng HTQL sẽ gây ra những tổn hại lớn hơn so với trước.



Ngoài ra, khi hoạch định các công cụ của HTQL, các yếu tố của vòng tròn P-D-C-A không được xem xét đến một cách đầy đủ và tích hợp ngay vào trong các công cụ quản lý (quy trình, quy định, tài liệu tiêu chuẩn, …). Để khắc phục hạn chế này, các tổ chức cần đảm bảo hoạt động phân tích và phát triển tài liệu tiêu chuẩn phải được định hướng bởi những mục đích rõ ràng từ chính sách, tham khảo những thực hành tốt hiện có của ngành/lĩnh vực để lựa chọn thực hành tốt nhất cho điều kiện của tổ chức mình. Việc sử dụng các hướng dẫn viên/tư vấn có kinh nghiệm cũng giúp tích hợp các yếu tố của vòng tròn P-D-C-A vào trong HTQL được xây dựng để làm cơ sở cho hoạt động cải tiến liên tục sau này.


V. Tổ chức thiếu khả năng duy trì và cải tiến HTQL sau chứng nhận


Ở giai đoạn duy trì và cải tiến HTQL, năng lực cải tiến của HTQL (và sự đóng góp vào hiệu quả hoạt động của tổ chức) phụ thuộc vào sự vận dụng một cách có hiệu lực các công cụ cải tiến mặc định trong các tiêu chuẩn (bao gồm: hoạch định và mục tiêu, theo dõi & đo lường, đánh giá và xem xét, hành động khắc phục và phòng ngừa, …). Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, các công cụ cho mục đích được cải tiến này chỉ được thực hiện một cách hình thức và không có đóng góp đáng kể nào vào cải tiến liên tục HTQL và đối tượng mục tiêu của HTQL. Thực trạng này có thể là kết quả của một số nguyên nhân như:

·       Sự thất bại trong "chuyển giao và phát triển năng lực" đối với những nhân sự chủ chốt của HTQL trong thực hiện dự án. Trong trường hợp này, khi đối tác tư vấn/hướng dẫn rút đi thì tổ chức không có năng lực cần thiết để duy trì, cải tiến;

·       Không duy trì được các hoạt động quản lý (hoạch định, kiểm tra – giám sát, và điều chỉnh) trong vòng tròn P-D-C-A mà trong quá trình triển khai dự án, đối tác tư vấn/hướng dẫn có vai trò là hạt nhân thúc đẩy các hoạt động này. Có một thực tế là, phần lớn các HTQL được thiết lập mới tập trung vào tiêu chuẩn hóa các hoạt động tác nghiệp (do nhân viên thực hiện)mà chưa lưu ý thích hợp đến việc tiêu chuẩn hóa hoạt động quản lý (do những người quản lý thực hiện);

·       Sau khi nhận được chứng chỉ, sự cam kết và quan tâm của lãnh đạo tổ chức dành cho HTQL không duy trì được như trong thời gian xây dựng và áp dụng cho đến khi đánh giá chứng nhận.

Bên cạnh đó, các nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng, ngay cả khi các công cụ cải tiến được áp dụng có hiệu lực thì năng lực cải tiến của các HTQL nói chung đều có xu hướng giảm theo thời gian (tùy từng trường hợp mà thời gian này có thể là 2 đến 4 năm). Khi đó tổ chức phải áp dụng bổ sung các công cụ cải tiến mới (về công nghệ, công nghệ thống tin, quản lý, …) để duy trì năng lực cải tiến liên tục của HTQL./.

--> Trên đây là hầu hết tất cả các khó khăn khi doanh nghiệp mới triển khai áp dụng HTQL theo ISO, với mục tiêu liệt kê các khó khăn khi triển khai xây dựng, áp dụng là đầu vào của quá trình nhận diện rủi ro.

------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Các tài liệu liên quan:

1. Hệ thống ISO 9001:2015 và khó khăn: Xem tại đây

2. Các tài liệu liên quan khác

------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

"TRI THỨC LÀ NỀN TẢNG CỦA THÀNH CÔNG
  HVB MANG THÀNH CÔNG ĐẾN VỚI MỌI NGƯỜI"